Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Các loại hình phạt trong Bộ Luật Hình Sự (phần 2)

Ở chuyên mục trước, Văn phòng Luật sư Số 5 Hà Nội đã đưa thông tin về "Các loại hình phạt trong Bộ Luật Hình Sự". Và ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về trường hợp áp dụng và nội dung trong từng hình phạt.

Các loại hình phạt trong Bộ Luật Hình Sự (phần 1)

Điều 29. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Điều 30. Phạt tiền
Cac loai hinh phat trong Bo Luat Hinh Su hinh anh 1


1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.

4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.

Điều 31. Cải tạo không giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Điều 32. Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 33. Tù có thời hạn

Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

Điều 34. Tù chung thân
Cac loai hinh phat trong Bo Luat Hinh Su hinh anh 2


Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

Điều 35. Tử hình

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Điều 36. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định


Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 37. Cấm cư trú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 38. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 39. Tước một số quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 40. Tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự cũng quy định một số trường hợp được xóa án tích đương nhiên:

Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

Như vậy, những trường hợp được xóa án tích có nghĩa là những tội danh trước đây sẽ không còn ý nghĩa về mặt pháp luật.

Luôn lắng nghe và tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của bạn!
Hà Nội: (04) 3537 7398
Tp.HCM: (08) 3500 1983
Hotline: 0918 50 70 70
Email: info@vanphongluatsu5.com

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Mức án nào cho hung thủ vụ thảm sát tại Bình Phước?

Vừa qua, dư luận xã hội đang xôn xao về vụ việc thảm sát tại tỉnh Bình Phước. Với hành vi nguy hiểm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, lẽ tất nhiên ai cũng sẽ nghĩ hung thủ Nguyễn Hải Dương (ngụ An Giang) và đồng phạm Vũ Văn Tiến chịu mức án tử hình.

Vũ Văn Tiến (trái) và Nguyễn Hải Dương (phải)

Không chỉ có vậy, nhiều người còn tỏ ra bất bình và cho rằng mức án tử hình vẫn chưa đủ để hung thủ đền tội. Tuy nhiên nếu đứng xét ở góc độ là người thân hung thủ, trước những phút giây lỡ lầm của con mình, ắt hẳn cha mẹ nào cũng không giữ được bình tĩnh và luôn muốn con mình được giảm nhẹ tội.

Vậy liệu có cách nào để giảm nhẹ án cho 2 hung thủ trẻ tuổi này không?

Theo quy định của pháp luật, người phạm tội giết người có thể thoát án tử nếu thuộc 2 trường hợp sau:

1. Lúc gây án, hung thủ mắc bệnh tâm thần hoặc một loại bệnh khác, gây mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2. Có các điều kiện thuộc tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 Bộ Luật Hình Sự như sau:

- Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do tự mình gây ra
- Phạm tội nhưng chưa gây ra thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức
- Phạm tội do lạc hậu
- Người phạm tội là phụ nữ có thai
- Người phạm tội là người già
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
- Người phạm tội tự thú
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
- Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác

Như vậy, trong quá trình điều tra, làm việc với các luật sư bào chữa, nếu các hung thủ chứng minh hoặc có những điều kiện nằm trong tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, thì cơ may thoát án tử cho các hung thủ có thể có.
Tuy nhiên, nếu hung thủ không phải chịu mức án tử hình, liệu có thể trấn an dư luận và có được sự đồng tình của người dân không? Khi mà hiện nay hầu hết mọi người đều phẫn nộ trước hành vi man rợ của 2 hung thủ trẻ tuổi này?
Hà Nội: (04) 3537 7398
Tp.HCM: (08) 3500 1983
Hotline: 0918 50 70 70
Email: info@vanphongluatsu5.com

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

TP.HCM: Cảnh Sát Đe Dọa, Tống Tiền Người Dân

Vừa qua, TAND Tp.HCM đã đưa vụ việc bị cáo cựu cảnh sát Nguyễn Hữu Vương đe dọa, tống tiền người dân ra xét xử.

Nguyễn Hữu Vương sinh năm 1987, ngụ tại huyện Hooc Môn, thành  phố Hồ Chí Minh. Giữa năm 2014, gia đình bị cáo gặp khó khăn về nhiều mặt nên túng thiếu, nợ vay không có khả năng trả.

Để có tiền trang trải cuộc sống khốn khó của gia đình, Vương quyết định viết thư đe dọa và tống tiền người khác.

Bị cáo Nguyễn Hữu Vương tại Tòa

Tối ngày 17/9/2014, khi đang ở cơ quan, Vương viết 4 lá thư tay với nội dung “Gia đình tao đang gặp rất nhiều khó khăn. Tao đang rất cần 10 lượng vàng để trang trải. Trong 2 ngày nếu gia đình mày không hợp tác hoặc báo công an thì tao sẽ bắn bất kỳ ai trong gia đình mày. Số điện thoại của tao 0969066… Tiền hay tính mạng gia đình mày do mày quyết định”.

Ngay sau đó, y để thư vào những nhà cao cửa rộng được chọn lọc tại khu phố 4, phương Tân Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm nhà anh Bùi Lê phan, chị Lê Thị Diễm Thúy, chị Trần Thảo Ngân và anh Trần Văn Thư.

Sáng hôm sau, cả 4 gia đình đều phát hiện bức thư nặc danh, trong đó có 3 gia đình đi báo công an, chỉ có gia đình anh Trần Văn Thư chủ động liên hệ lại theo số điện thoại mờ ám, vì anh trước giờ sống hòa thuận, không gây thù hằn, anh muốn biết thủ phạm là ai.

Ngay khi anh Thư chủ động liên lạc lại, thủ phạm trình bày rõ hoàn cảnh gia đình mình. Anh Thư cho hay anh không có vàng, chỉ có số tiền 20 triệu đồng, nhưng tên thủ phạm vẫn cố chấp: “20 triệu chỉ đủ để mua hòm thôi”. Lại một lần nữa anh Thư bị đe dọa "mua hòm để sẵn đi!" nếu không nộp đủ 20 lượng vàng.

Sau nhiều lần đàm phán qua điện thoại, 2 bên chốt số tiền giao nộp 70 triệu đồng và hẹn trưa ngày 19/9/2014 gặp nhau dưới cầu vượt Quang Trung, thuộc địa bàn quận 12 để giao dịch.
Đúng hẹn, khi đang thực hiện hành vi nhận tiền thì y bị công an bắt.

Bị cáo Nguyễn Hữu Vương từng theo học một trường đại học. Sau khi ra trường, Vương cưới vợ, làm kế toán cho một công ty, đến năm 2012 đi nghĩa vụ tại công an TP. Y có tiếng ngoan hiền, hiếu thảo, có học hành, nay chỉ vì một phút nông nỗi tìm cách giải cứu gia đình, y đã mất tất cả.
 Ngày xét xử gần đây, gia đình bị cáo có đến dự phiên Tòa và khóc suốt thời gian xét xử.

Tại Tòa, bị cáo có khai:  “Khi anh Thư đưa tiền đến, bị cáo đã xin lỗi anh Thư, kể nghe gia cảnh của bị cáo. Bị cáo cũng từ chối không nhận tiền, nhưng anh ấy nói cứ cầm về mà lo cho gia đình. Lúc đó bị cáo cũng không dám cầm, mà chỉ nói anh Thư để trên xe cho bị cáo, nhưng có người đi sau nhét vào túi quần bị cáo rồi bị công an bắt”.

Chủ tọa phiên tòa mời người mẹ khắc khổ cùng người vợ trẻ của bị cáo đang nức nở dưới khán phòng lên đứng trước mặt bị cáo để bị cáo suy nghĩ. Tại phần luận tội, đại diện VKSND TP.HCM xét thấy bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo… nên đề nghị dưới khung với mức án từ 7 - 8 năm tù.

Tuy nhiên sau khi nghị án, HĐXX chỉ tuyên phạt mức án 30 tháng tù về hành vi cưỡng đoạt tài sản, bởi cho rằng bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều giấy khen của ngành, thành khẩn khai báo.

Bên cạnh đó, đối tượng cũng bị tước quân tịch và đuổi khỏi ngành

Nhiều ý kiến cho rằng, Tòa án đã xử nhẹ tay, nhưng suy cho cùng đó cũng là tính khoan hồng của pháp luật. Trước vụ việc từ người có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự và thành khẩn khai báo, pháp luật đã cho bị cáo một hy vọng bắt đầu lại mới hơn, để cuộc đời về sau có thể sửa chữa sai lầm đã mắc phải.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ
Hà Nội: (04) 3537 7398
Tp. HCM: (08) 3500 1983
Hotline: 0918 50 70 70
Email: info@vanphongluatsu5.com

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Giết Vợ Nhưng Luôn Khẳng Định Yêu Vợ

Khoảng 6h ngày 11/6, khi đi tập thể dục, người dân phát hiện một thi thể đang trôi nổi trên sông Trà Lý, đoạn qua khu vực tổ 15, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình. Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định nạn nhân là chị Trịnh Thị Mến, 36 tuổi, trú tại xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và thủ phạm chính là Nguyễn Văn Hảo, chồng nạn nhân, được biết trước đây cuộc hôn nhân này đã từng đi đến bờ vực ly hôn.

Cuộc hôn nhân của Hảo đã kết thúc bi thương khi cả 2 đã có 2 người con trai lần lượt sinh năm 1998 và 2002. Được biết, Hảo là một người có nhân thân tốt, tình tình hiền lành, chịu khó làm ăn. Anh ở nhà chăm sóc các con trong thời gian vợ đi xuất khuẩu lao động và gửi tiền về vợ chồng xây dựng được căn nhà khang trang. Khi chị Mến về nước, Hảo và vợ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Và đến tháng 5, chị Mến đưa đơn ly hôn nhưng Hảo nhất định không đồng ý Có lẽ đó cũng là lý do Hảo luôn tỏ ra rất ân hận, luôn khẳng định mình là người yêu vợ tại cơ quan điều tra.

Giet vo nhung luon khang dinh yeu vo
Y luôn khẳng định mình là người yêu vợ (ảnh minh họa)
Đối tượng khai nhận, tối 10/6, sau khi đi uống bia về, Hảo có hỏi vợ là “con đâu” thì Mến văng tục, chửi bới Hảo. Sẵn hơi men trong người cộng với những bức xúc tích tụ lâu nay, Hảo đã xuống nhà dưới, lấy một ống tuýp nước bằng sắt phi 34, dài 60 cm lên phòng ngủ tìm vợ. Hảo khom người, đánh mạnh vào sau gáy của vợ, khiến chết ngay ngay tại chỗ.

Thấy vợ đã chết, Hảo kéo xác vợ xuống bồn nước bằng bê tông, cao 2,35m sau nhà để cất giấu đợi lúc vắng vẻ sẽ mang đi phi tang.

Khi các con đã ngủ, đối tượng cho xác vợ vào bao tải màu trắng và chở trên chiếc xe máy Air Blade, BKS 17B2-13503, đi qua quãng đường dài 15km để vứt xuống sông Trà Lý. Sau đó, y gửi chiếc xe trên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và đi xe ôm về nhà.

Sáng hôm sau, Nguyễn Văn Hảo đi xe máy của mình đến hiệu cầm đồ và để lại xe ở đó, rồi đến bệnh viện lấy xe máy của vợ đã gửi ở bệnh viện để bỏ trốn.

Xác định được đối tượng đang lẩn trốn tại chùa Tùng Lâm (Giao Thủy, Nam Định), Công an tỉnh vận động đối tượng ra đầu thú.
(Nguồn: Vũ Linh Vov.vn)
Chuyện ly hôn ngày nay trở nên ngày càng phổ biến đã là một chuyện, nhưng chuyện vợ chống giết hại lẫn nhau cũng không còn là chuyện hiếm hoi. Nếu con người thật sự yêu thương nhau, luôn nhớ đến ngày cùng nhau ký vào đơn đăng ký kết hôn cũng như biết nhường nhịn, kềm chế cảm xúc cá nhân thì có lẽ nhiều chuyện đáng tiếc như vậy sẽ không xảy ra. Lớp trẻ ngày sau cũng không phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm mẹ cha, gia đình ly tán.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 5 HÀ NỘI
TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - HIỆU QUẢ
Hà Nội: (04) 3537 7398
Tp. HCM: (08) 3500 1983
Hotline: 0918 50 70 70
Email: info@vanphongluatsu5.com

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Án Mạng Bí Ẩn Ở Nghệ An

Báo chí những ngày gần đây liên tục đưa tin về vụ án mạng bí ẩn tại Nghệ An bởi do sự khó hiểu và kinh hoàng của nó.
Sáng ngày 6 tháng 6, ông Chu Văn Thảo (69 tuổi) ngụ tại xóm 2, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An không thấy gia đình con trai ở căn nhà sát vách kế bên mở cửa ra ngoài như mọi khi nên thấy lạ.
Sang xem thì ông thấy cửa vẫn khóa trong nhưng gọi không ai lên tiếng, lát sau đứa cháu gái 4 tuổi ra mở cửa với bộ quần áo be bét máu. Hoảng hốt bước vào nhà, ông thấy con trai và con dâu đã chết và trên người đầy thương tích.

Con trai ông Thảo là Chu Văn Hải, 39 tuổi, làm nghề thợ mộc. Con dâu là Trần Thị Hằng, 30 tuổi, làm nông nghiệp.

Chiều cùng ngày nhà chức trách tỉnh Nghệ An đã hoàn tất công tác khám nghiệm hiện trường và thi thể.
Nạn nhân Trần Thị Hằng mặc quần ngủ màu đỏ, chết trong tư thế nằm sấp trên chiếu trải giữa sàn nhà với 6 vết thương trên cổ và ngực. Nạn nhân được xác định đang mang bầu tháng thứ tư.
an mang bi an o Nghe An
Có thể người chồng đã tấn công vợ rồi tự sát (ảnh minh họa)

Cách thi thể chị Hằng hơn một mét, cảnh sát ghi nhận anh Chu Đức Hải chết trong tư thế mặc quần đùi, ngồi tựa ở tường nhà với ba vết thương ở người, trong đó một vết đâm sâu ở vùng bụng.
“Cảnh sát thu một con dao nhọn (loại dao mẹo) dài chừng 30 cm gần thi thể hai nạn nhân. Đồ đạc trong nhà không bị xáo trộn, mất mát. Không có dấu vết của người lạ, không phát hiện thuốc kích thích, hay thuốc ngủ tại hiện trường”, một điều tra viên cho biết. Công an nhận định có thể người chồng đã tấn công vợ trước rồi tự sát.

Hải là con thứ hai trong gia đình, từ lúc lọt lòng anh bị khuyết tật ở chân, đi lại hơi khó khăn. Tuy nhiên bù lại, anh thông minh, lanh lẹ. Sau 10 năm kết hôn, hai vợ chồng gom góp xây được ngôi nhà khang trang ở chung vách với gia đình bố mẹ đẻ.

Họ có một trai một gái lên 9 và 4 tuổi. Anh Hải làm thợ mộc ngay tại nhà riêng, siêng năng, ít rượu chè, cờ bạc nên được nhiều người quý. Chị Hằng hàng ngày phụ chồng và kiếm thêm thu nhập bằng nghề bán nước mía ven quốc lộ. Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương, hơn một năm trước cuộc sống vợ chồng thường xảy ra lục đục. Anh Hải nghi ngờ vợ có tình cảm với người khác, “Chị Hằng có lần công khai chuyện muốn giải thoát cho nhau nhưng bị chồng từ chối”, một người kể.

Thượng tá Trịnh Thanh Long, Phó trưởng công an huyện Đô Lương cho biết, nguyên nhân vụ án đang được đơn vị phối hợp với công an tỉnh làm rõ.
Nguồn: Vnexpress
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 5 HÀ NỘI
0918 50 70 70
info@vanphongluatsu5.com

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Các loại hình phạt trong Bộ luật hình sự

Mức hình phạt trong Bộ luật hình sự được quy định rõ ràng theo từng cấp độ trong khung hình phạt. Văn phòng luật sư Số 5 xin thông tin đến quý khách tổng quan về các hình phạt được pháp luật hình sự quy định.

Các hình phạt được quy định trong chương V Bộ luật hình sự năm 1999 có nội dung như sau:


Điều 28. Các hình phạt


Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.


1. Hình phạt chính bao gồm:


A) Cảnh cáo.


B) Phạt tiền.


C) Cải tạo không giam giữ.


D) Trục xuất.


Đ) Tù có thời hạn.


E) Tù chung thân.


G) Tử hình.


2. Hình phạt bổ sung bao gồm:


A) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.


B) Cấm cư trú.


C) Quản chế.


D) Tước một số quyền công dân.


Đ) Tịch thu tài sản.


E) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.


G) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.


3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.



cac loai hinh phat trong bo luat hinh su hinh anh
Các loại hình phạt trong Bộ luật hình sự (ảnh minh họa)
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 5 HÀ NỘI
TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ!
0918 50 70 70
Email: info@vanphongluatsu5.com

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Những thay đổi trong Bộ luật hình sự về kinh tế

Việc thay đổi, bổ sung một số điểm trong Pháp luật hình sự về doanh nghiệp sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi mới, góp phần kiểm soát sự vận hành của các hoạt động kinh tế.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi cho biết, dự thảo dự định sẽ bỏ 3 loại tội danh:
- Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
- Báo cáo sai trong quản lý kinh tế
- Quảng cáo gian dối và tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

nhung thay doi trong bo luat hinh su ve kinh te hinh anh
Những thay đổi trong Bộ luật hình sự về kinh tế (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, trong số 7 hình phạt được Bộ luật hình sự hiện hành quy định thì có 4 hình phạt không tước tự do của công dân. Đó là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. Trong lần sửa đổi này, dự thảo quy định theo hướng tăng hình phạt tiền. “Để tăng hình phạt tiền, chúng tôi dự kiến quy định mấy điểm mới. So với hiện hành, loại tội được quy định có hình phạt tiền được mở rộng hơn; không chỉ được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng mà có thể mở rộng tới tội nghiêm trọng. Tức là tới đây có thể xử phạt tiền với loại tội có khung hình phạt tới 7 năm tù”, ông Tỵ cho biết.

Để khắc phục thực tế thời gian vừa qua có tình trạng các bị cáo không nộp khoản tiền phạt theo bản án của tòa, dự thảo quy định khi tòa án áp dụng hình phạt tiền thì trong một thời gian nhất định người phạm tội phải chấp hành, nếu hết thời hạn mà không nộp tiền thì sẽ chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt tù. Tuy nhiên, phương thức chuyển đổi thế nào là vấn đề còn đang vướng mắc, bởi thu nhập trên ngày công lao động ở Việt Nam chưa được xác định rõ ràng.

Đáng lưu ý, ban soạn thảo Bộ luật hình sự đã thiết kế một quy định xử lý hành vi kinh doanh "tiền ảo" - một loại tội phạm mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

Về y tế và bảo hiểm y tế, mặc dù có thể vận dụng một số quy định của Bộ luật hình sự để xử lý đối với hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm, song đây là lĩnh vực có những đặc thù nhất định với nhiều dạng vi phạm khác nhau, xảy ra tương đối phổ biến.

Bên cạnh đó, thiệt hại gây ra cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là tương đối lớn. Việc áp dụng chung chính sách xử lý hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm xã hội như với những hành vi khác (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...) là không phù hợp với bản chất cũng như tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Do vậy, việc bổ sung các tội danh về hai loại hành vi vi phạm này là phù hợp, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế thị trường nói chung phát triển.

(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)

Với những thay đổi trên, hy vọng sẽ tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khi có vấn đề thắc mắc hay cần hỗ trợ giải quyết, quý khách hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và miễn phí!
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 5

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 04, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3500 1983
Fax: (08) 2220 2325
Hotline: 0918 50 70 70


TẠI HÀ NỘI
Nhà A2, ngõ 30, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa,
quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội
Điện thoại: (04) 3537 7398
Fax: (04) 3537 7398