Việc thay đổi, bổ sung một số điểm trong Pháp luật hình sự về doanh nghiệp sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi mới, góp phần kiểm soát sự vận hành của các hoạt động kinh tế.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án
Bộ luật Hình sự sửa đổi cho biết, dự thảo dự định sẽ bỏ 3 loại tội danh:
- Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
- Báo cáo sai trong quản lý kinh tế
- Quảng cáo gian dối và tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
![những thay đổi trong bộ luật hình sự về kinh tế hình ảnh nhung thay doi trong bo luat hinh su ve kinh te hinh anh](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjDCKJunFdNau5gIrohY-Id4n-TMfEkphbEpl2rsJ2OEkALnLSQNuwbfI675HiLyaJNnVhaRF8Ung6e3yEIY8DcEqMG7yShOlEfPks3wLjmO4qTZoxABuK3uTR8wO6qHwnSrbby8PsNqz0/s1600/bo-luat-hinh-su.jpg) |
Những thay đổi trong Bộ luật hình sự về kinh tế (ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, trong số 7 hình phạt được
Bộ luật hình sự hiện hành quy định thì có 4 hình phạt không tước tự do của công dân. Đó là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. Trong lần sửa đổi này, dự thảo quy định theo hướng tăng hình phạt tiền. “Để tăng hình phạt tiền, chúng tôi dự kiến quy định mấy điểm mới. So với hiện hành, loại tội được quy định có hình phạt tiền được mở rộng hơn; không chỉ được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng mà có thể mở rộng tới tội nghiêm trọng. Tức là tới đây có thể xử phạt tiền với loại tội có khung hình phạt tới 7 năm tù”, ông Tỵ cho biết.
Để khắc phục thực tế thời gian vừa qua có tình trạng các bị cáo không nộp khoản tiền phạt theo bản án của tòa, dự thảo quy định khi tòa án áp dụng hình phạt tiền thì trong một thời gian nhất định người phạm tội phải chấp hành, nếu hết thời hạn mà không nộp tiền thì sẽ chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt tù. Tuy nhiên, phương thức chuyển đổi thế nào là vấn đề còn đang vướng mắc, bởi thu nhập trên ngày công lao động ở Việt Nam chưa được xác định rõ ràng.
Đáng lưu ý, ban soạn thảo
Bộ luật hình sự đã thiết kế một quy định xử lý hành vi kinh doanh "tiền ảo" - một loại tội phạm mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
Về y tế và bảo hiểm y tế, mặc dù có thể vận dụng một số quy định của Bộ luật hình sự để xử lý đối với hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm, song đây là lĩnh vực có những đặc thù nhất định với nhiều dạng vi phạm khác nhau, xảy ra tương đối phổ biến.
Bên cạnh đó, thiệt hại gây ra cho người tham gia bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) và thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là tương đối lớn. Việc áp dụng chung chính sách xử lý hành vi gian lận bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và hành vi trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm xã hội như với những hành vi khác (lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản...) là không phù hợp với bản chất cũng như tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Do vậy, việc bổ sung các tội danh về hai loại hành vi vi phạm này là phù hợp, góp phần bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho môi trường đầu tư kinh doanh nói riêng và của nền kinh tế thị trường nói chung phát triển.
(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)
Với những thay đổi trên, hy vọng sẽ tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khi có vấn đề thắc mắc hay cần hỗ trợ giải quyết, quý khách hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn chuyên nghiệp và miễn phí!
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ SỐ 5
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 04, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 3500 1983
Fax: (08) 2220 2325
Hotline: 0918 50 70 70
TẠI HÀ NỘI
Nhà A2, ngõ 30, phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa,
quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội
Điện thoại: (04) 3537 7398
Fax: (04) 3537 7398